Để việc dạy dỗ không làm hại tới con trẻ

Tất cả các ông bố bà mẹ đều mong muốn cho con mình được hạnh phúc và cố gắng thực hiện những điều tốt nhất cho con. Thế nhưng đôi khi họ không nghĩ ra rằng những điều họ làm khiến cuộc sống con cái họ khốn khổ hơn.

Để trong tương lai các con của bạn không phải giải quyết các vấn đề tâm lý có nguồn gốc từ “tuổi thơ”, hãy làm tất cả mọi điều không phải chỉ là để dạy dỗ con, mà để cho chúng được trong sáng, vui vẻ và bình an lớn lên. Sau đây là 25 điều giúp bạn làm được việc ấy.

21

1. Hãy trả lời câu hỏi 1: Bạn muốn đào tạo nên một con người biết vâng lời hay một con người thành công?

2. Khi con bạn không nghe lời bạn, hãy nhớ câu hỏi số 1 này.

3. Ngay cả một đứa trẻ nhỏ cũng biết rõ hơn mẹ nó là nó đang bị nóng quá hay lạnh quá, nó muốn ăn hay đã no rồi, nó thích một cái gì đó hoặc không thích.

4. Con cái là bản sao của bố mẹ. Thật vô lý khi bạn la mắng con về những điều mà nó học được từ bạn.

5. Hãy thường xuyên cho con quyền chọn lựa. Thí dụ; ăn bao nhiêu, chơi với cái gì, đi dạo ở đâu… Nó sẽ học được từ đó.

6. Trong một giới hạn nào đó, đừng ngăn cản những trải nghiệm tiêu cực. Học hỏi trong sai lầm là bài học giá trị

7. Tốt hơn hết là hãy trở thành một “quỹ bảo hiểm” cho trẻ trước những cám dỗ của cuộc đời chứ đừng dọa nạt trẻ về những nguy hiểm có thể xảy ra.

8. Hãy quan tâm tới trẻ khi chính nó không thể chăm sóc được mình và đừng tước đoạt của trẻ quyền được tự làm cho mình những gì nó có thể.

9. Phương pháp huấn luyện tốt nhất – cùng nhau thực hiện.

10. Hãy chia sẻ kỹ thuật: nên làm điều đó như thế nào.

11. Khi trẻ cảm thấy một mỏi, nó cần được yêu thương chứ không phài là dạy dỗ: những cái ôm và lời nói dịu dàng là tất cả những gì nó cần.

12. Bạn mạnh mẽ hơn không có nghĩa là bạn luôn luôn đúng.

13. Cách tốt nhất để giới hạn thời gian trước màn hình của con cái là những điều thí vị hơn, chứ không phài là mệnh lệnh.

14. Các tiêu chí hàng đầu trong việc lựa chọn một người trông trẻ, gia sư, giáo viên, huấn luyện viên – đó là tình yêu dành cho trẻ em. Nhưng cũng đừng nhầm lẫn với những sự nịnh hót hay nuông chiều.

15. Tiền tiêu vặt không nên cho “miễn phí”, hãy cho trẻ dưới hình thức trả lương cho việc hoàn thành nghĩa vụ và các thành tích của trẻ.

16. Bạn càng tôn trọng con cái của mình bạn càng có nhiều cơ hội đào tạo nên một con người được xã hội tôn trọng.

17. Thật may mắn là không phải lúc nào cha mẹ đồng tâm đồng ý với nhau. Vì vậy, những người nhớ được câu hỏi số 1, thì có thể bảo vệ con khỏi vấn đề của người thứ 2.

18. Bạn có quyền không biết một điều gì đó. Bạn có quyền sai lầm. Đừng đóng vai hoàn hảo – điều đó rất buồn cười.

19. Nếu ai đó vì nghĩa vụ cần thiết của họ phải mắng và trừng phạt con bạn, đừng tiếp nối điều đó ở nhà. Nhưng hãy khen ngợi thêm những điều người ta khen con bạn chưa đủ.

20. Hãy tìm hiểu các vấn đề. Những câu trả lời tự tìm thấy có giá trị hơn những gì có sẵn.

21. Bạn cũng là một con người: đừng hy sinh mình vì con cái. Khả năng tự bảo vệ lợi ích của mình và chăm sóc bản thân là một ví dụ hoàn hảo để con cái làm theo.

22. Nếu con cái có được sự quan tâm của bạn chỉ khi nó bệnh, nó sẽ bệnh thường xuyên. Hãy chơi với con khi con mạnh khỏe!

23.”Roi vọt” là phương pháp giáo dục nên một người biết nghe lời.

24. Đừng bắt trẻ thực hiện những ước mơ của bạn – hãy tự thực hiện chúng. Không bao giờ là muộn cả! Trẻ con sẽ bắt chước điều đó.

25. Nếu bạn đã nói rằng bạn sẽ trừng phạt con vì một điều gì đó thì hãy thực hiện nó. Hủy bỏ nó cũng là môt sự đánh lừa.